Plywood và MDF là 2 loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất hiện nay. Vậy loại gỗ nào tốt hơn, chất lượng hơn? Cùng tìm hiểu nội dung bài dưới đây giúp bạn
so sánh gỗ Plywood và MDF chi tiết về 6 tiêu chí khác nhau. Mời bạn đọc theo dõi bài viết:
So sánh gỗ plywood và mdf
Để hiểu rõ loại gỗ nào tốt, phù hợp hơn thì bạn cần so sánh gỗ Plywood và MDF ở nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí so sánh 2 loại gỗ này mà bạn có thể tham khảo:
Đầu tiên là so sánh về sự phổ biến
Trên thế giới, dòng gỗ Plywood được ưa chuộng sử dụng phổ biến ở nhiều sản phẩm khác nhau. Bởi tính ứng dụng cao và đa dạng hơn gỗ MDF. Trong khi đó, gỗ công nghiệp MDF chỉ được dùng phổ biến trong sản xuất đồ nội thất trong nhà, những sản phẩm không có yêu cầu cao về khả năng chịu lực và chống ẩm.
Tại thị trường Việt Nam, MDF có giá thành rẻ là dòng gỗ được sử dụng nhiều và phổ biến hơn Plywood. Gỗ Plywood thường được dùng làm coppha phủ phim trong khi xây dựng hoặc các công trình có thể chịu lực lớn, chống nước tốt.
Thứ hai so sánh về giá cả
Một trong những yếu tố tạo nên sự phổ biến của dòng gỗ công nghiệp MDF là có mức giá thành tầm trung. Khi đó, sản xuất những món đồ nội thất sẽ có mức giá phù hợp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gia đình hơn.
Còn gỗ Plywood ít khi dùng làm chất liệu sản phẩm nội thất gia đình. Bởi mức giá phôi của gỗ Plywood khá cao, dù sản phẩm có độ bên cao, nhưng giá thành cũng cao nên ít được ưa chuộng tại Việt Nam.
Với một tấm nguyên liệu gỗ MDF có giá khoảng gần 300.000 đồng. Nhưng với gỗ plywood sẽ ở mức khoảng hơn 400.000 đến 500.000 đồng, thậm chí lên tới 600.000 đồng. Nên khi so sánh gỗ Plywood và MDF về giá cả, gỗ MDF sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn.
Thứ ba so sánh về đặc điểm sản xuất, cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo của dòng gỗ MDF gồm: Sợi gỗ + Keo dính + Hóa chất khác, sau đó sẽ thực hiện ép nhiều lần dưới áp suất nhiệt độ lớn để tạo thành tấm gỗ quy chuẩn. Nhờ đó đem lại lõi gỗ đặc, hạn chế cong vênh khi sử dụng.
Cấu tạo của gỗ Plywood từ nhiều lớp gỗ mỏng có kích thước giống nhau, dày khoảng ~1mm được ép nhiều lần cho đến khi đạt đủ tiêu chuẩn cần thiết. Mang lại kết cấu ổn định, bền chắc tạo ra diện tích tiếp xúc giữa các bề mặt rộng giúp chống cong vênh tốt hơn gỗ MDF. Khả năng chịu nước của loại gỗ này cũng được đánh cao.
So sánh gỗ Plywood và MDF về đặc điểm sản xuất và cấu tạo cho thấy: gỗ MDF là sợi gỗ trộn keo dính nên khả năng chịu lực và tính ổn định không cao bằng các lớp gỗ được xếp chồng lên nhau. Điều đó cho thấy đặc điểm cấu tạo của Plywood sẽ nổi trội hơn so với gỗ MDF.
So sánh về tính thẩm mỹ của plywood và mdf
Về tính thẩm mỹ thì cả hai loại gỗ công nghiệp này đều cần lớp phủ bề mặt bên ngoài. Bởi dù Plywood có lớp bên ngoài là những lớp ván lạng gỗ tự nhiên, nhưng được trồng ngắn ngày như: keo, bạch đàn, thông,... Vì thế không lại tính thẩm mỹ cao cho dòng gỗ này mà vẫn cần sử dụng bề mặt phủ.
Do đó khi so sánh tính thẩm mỹ, bạn sẽ cần cân nhắc lớp bề mặt phủ bên ngoài của gỗ, cụ thể như sau:
- Lớp phủ bề mặt loại 1 là: Veneer, Acrylic, Melamine, Laminate.
- Lớp phủ bề mặt loại 2: những dòng sơn phổ biến như Sơn 1k, sơn 2k, sơn PE….
Với cấu tạo của gỗ MDF khi phủ các loại bề mặt hoặc sơn đều có độ bám tốt, dễ dàng dán lớp phủ bên ngoài nên mang đến vẻ đẹp trơn nhẵn.
Trong khi đó, với cốt gỗ Plywood, dù được chà nhám nhưng khi dán bề mặt hoặc phủ sơn đều không tránh khỏi những điểm gợn lên của các ván lạng, khi hoàn thiện sẽ không sánh bằng gỗ MDF.
Vì vậy, về tính thẩm mỹ, gỗ MDF sẽ chiếm ưu thế hơn so với dòng gỗ Plywood khi dễ dàng bám sơn, phủ bề mặt tốt hơn.
So sánh về độ bền bỉ, khả năng chống nước
Xét về độ bền bỉ, khả năng chống nước thì chắc chắn Plywood sẽ hơn hẳn gỗ MDF. Bởi cấu tạo sợi gỗ sẽ có nhược điểm độ liên kết không cao nên khả năng chống nước không cao. Trong khi đó Plywood có diện tích tiếp xúc lớn giữa các lớp sẽ giúp bền chặt hơn. Ngoài ra, điều đó còn giúp Plywood có tính năng chống cong vênh tốt hơn.
So sánh về khả năng ứng dụng, thi công
Khả năng thi công của dòng gỗ MDF được đánh giá tốt hơn Plywood với những đường cắt sắc nét. Trong khi cắt gỗ. Plywood thường xuất hiện tình trạng bị xước phần cạnh.
Còn đối với việc bắt vít, thì gỗ Plywood mang đến sự lựa chọn hoàn hảo nhờ ván gỗ bền chắc có thể bám vít ở nhiều chiều khác nhau.
Bên cạnh đó khi lựa chọn gỗ Plywood trong thi công sẽ không tạo ra quá nhiều bụi như MDF. Tại cơ sở sản xuất sử dụng gỗ MDF sẽ cần trang bị hệ thống hút bụi dẫn đến phát sinh thêm chi phí tốn kém hơn.
Gỗ MDF được ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất nội thất gia đình như: bàn ghế trà, kệ tivi, bàn ghế ăn, tủ quần áo,....
Đối với gỗ Plywood với khả năng chống nước tốt hơn sẽ được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Ví dụ như việc tạo khuôn đổ bê tông, đóng thuyền, ghe… sẽ giúp phát huy đặc điểm độ bền cao và chống nước. Đặc biệt, trong thiết kế nội thất gia đình hiện nay, nhiều gia đình cũng ưa chuộng sử dụng gỗ công nghiệp Plywood vào những đồ dùng nội thất.
Plywood hay MDF - Sự lựa chọn nào là phù hợp nhất?
Qua những nhận định, so sánh nhiều mặt trên, bạn có thể dựa vào đó làm cơ sở để cân nhắc chọn được loại gỗ phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.
Gỗ MDF không bị mối mọt, thẩm mỹ cao và giá thành phổ thông phù hợp khi sản xuất những món đồ nội thất trong gia đình, bệnh viện,... giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại vẻ đẹp cho không gian.
Gỗ Plywood có mức giá thành cao hơn, chất lượng tốt hơn và khả năng chống nước thì bạn có thể cân nhắc sử dụng khi làm coppha trong xây dựng. Ứng dụng loại gỗ này cho các món đồ nội thất hay tiếp xúc với nước và hạn chế cong vênh như: tủ bếp, tủ quần áo....
Bài viết trên đây đã giúp bạn
so sánh gỗ Plywood và MDF chi tiết và cụ thể. Tùy theo nhu cầu, điều kiện kinh tế, mục đích sử dụng mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gỗ có đặc tính phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé! Chúc bạn thành công và thường xuyên ghé thăm
hoaphatnoithat.vn nhé.