Gỗ HDF là gì? Đặc điểm, quy trình sản xuất, giá cả và tính ứng dụng

Tác giả: Nội Thất Hòa Phát | Ngày đăng: 08:38 07-07-2022 | Cập nhật: 17:09 29-08-2022

Gỗ HDF có tên tiếng Anh đầy đủ là High Density Fiberboard, đây là nguyên liệu gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất.
Có lẽ với nhiều người tìm hiểu về các đồ nội thất từ gỗ công nghiệp thì cái tên gỗ HDF không còn xa lạ. Vậy ván gỗ HDF là gì? Đặc điểm như thế nào? Giá bao nhiêu? Cùng tìm hiểu chi tiết về dòng gỗ này trong bài viết dưới đây nhé! Mời bạn đọc theo dõi:

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF có tên tiếng Anh đầy đủ là High Density Fiberboard, đây là nguyên liệu gỗ công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất.
Ván gỗ HDF được cấu tạo từ thành phần chính là bột gỗ kết hợp cùng chất keo kết dính. Dòng gỗ này được phân biệt với nhiều dòng gỗ công nghiệp ván dăm khác ở mật độ bột gỗ cao và sở hữu bề mặt nhẵn mịn. Hiện nay, ván gỗ HDF được đánh giá là nguyên liệu có độ bền cao nhất so với các dòng gỗ công nghiệp như MFC hay MDF.

Đặc điểm của gỗ HDF

Dòng gỗ tấm HDF được nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng với mục đích và nhu cầu đa dạng. Loại gỗ này sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như sau:
  • Bề mặt cốt gỗ HDF nhẵn mịn, không xuất hiện các sợi dăm gỗ. Điều này giúp ván gỗ dễ dàng kết hợp với nhiều loại phủ trang trí bề mặt.
  • Gỗ HDF có tỷ trọng nén cốt gỗ cao, trung bình độ nén của lõi khoảng từ 800kg/m3 – 900kg/m3, gấp đôi so với nhiều ván gỗ loại khác.
  • Có độ bền cao và khả năng chịu trọng lực tốt nhờ độ nén cao. Khi chịu tác động của lực va đập mạnh, gỗ sẽ khó bị biến dạng.
  • Theo đánh giá của nhiều khách hàng, dòng ván gỗ HDF sẽ khả năng chịu nước tốt nhờ mật độ bột gỗ cao.

Quy trình sản xuất gỗ HDF

Để mang đến thành phẩm ván gỗ chất lượng, cốt gỗ HDF cần được sản xuất theo quy trình đảm bảo và được kiểm định khắt khe. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
  • Bước 1: Gỗ tự nhiên trong rừng được khai thác sẽ được sơ chế đơn giản, sau đó đưa vào nhà máy sản xuất.
  • Bước 2: Các ván gỗ này sẽ được chia thành các loại khác nhau và xẻ mỏng đưa vào nhà máy xay nhỏ thành bột để thực hiện sản xuất cốt gỗ.
  • Bước 3: Ở bước này, bột gỗ được xay nhỏ sẽ trộn đều cùng keo dính và các thành phần phụ gia, thực hiện ép ở nhiệt độ và áp suất thích hợp để hình thành các ván gỗ từ 3-25mm.
  • Bước 4: Những ván gỗ HDF được sản xuất ở bước trên sẽ cần xử lý 2 mặt để gia tăng độ cứng cho gỗ và khả năng chống mối mọt, biến dạng.
  • Bước 5: Sau khi xử lý xong 2 mặt, tiếp theo sẽ thực hiện cán và phủ đều lớp vân gỗ lên bề mặt. Lớp phủ này sẽ mang đến tác dụng chống nước, chống xước và mối mọt,... Thông thường nhà sản xuất sẽ sử dụng lớp phủ được cấu tạo từ Melamine Resin kết hợp sợi thủy tinh.
  • Bước 6: Ván gỗ sẽ được tiếp tục ép ở nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo các liên kết chặt chẽ hơn. Đồng thời, khi đó những ván gỗ cũng được làm bóng bề mặt.
  • Bước 7: Kiểm tra lại thành phẩm, loại bỏ góc cạnh bị lỗi và xuất xưởng.

Các loại gỗ HDF phổ biến

Dựa theo đặc điểm tính chất, công dụng và màu sắc, gỗ HDF được chia thành 3 loại phổ biến như sau: HDF thường – HDF lõi xanh chống ẩm.
  • HDF loại thường: Loại gỗ này có màu vàng gỗ đặc trưng, được dùng trong sản xuất các đồ nội thất cần lớp phủ bề mặt chất lượng.
  • HDF lõi xanh chống ẩm: Trong thành phần loại gỗ này sẽ có thêm phần phụ gia chống ẩm, được sử dụng phổ biến là PE. Nhờ đó, giúp tăng độ kết dính trong các liên kết, ngăn thấm nước và tình trạng sợi gỗ giãn nở,... Vì thế, được dùng nhiều trong sản xuất đồ nội thất đặt ở môi trường độ ẩm cao như: tủ bếp, cửa nhà vệ sinh, tủ Lavabo,...
Ngoài ra, khi chọn mua gỗ HDF, tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng mà bạn có thể cân nhắc độ dày khác nhau. Thông thường độ dày từ 5 - 25mm tùy từng đơn vị cung cấp.
Lớp phủ bề mặt ván gỗ cũng là một trong những cách phân biệt các loại gỗ HDF. Ván gỗ có thể được phân phối là ván thô (2 mặt chưa được phủ). ván phủ 1 mặt, 2 mặt hoặc được dán phủ bề mặt gỗ HDF với nhiều chất liệu như: Melamine, laminate, acrylic…

Gỗ HDF chống ẩm có tốt không

Với tỷ trọng bột gỗ cao, giúp ván gỗ HDF có khả năng chống âm tốt, chống nước hiệu quả so với nhiều dòng gỗ công nghiệp khác. Ngoài ra, gỗ cũng hạn chế tình trạng biến dạng khi chịu ngoại lực tác động,...

Ứng dụng của gỗ HDF

Ứng dụng của ván gỗ HDF phổ biến nhất là trong sản xuất và trang trí nội thất trong nhà. Sử dụng làm sàn hay nhiều món đồ khác như:
  • Cửa HDF: Gỗ HDF được sử dụng phổ biến làm cửa, những mẫu cửa được sản xuất từ chất liệu gỗ này có độ bền cao và tính thẩm mỹ tốt. Ngoài ra còn phát huy tốt những ưu điểm của gỗ HDF như: chống thấm, chịu lực, cách nhiệt,...
  • Sàn HDF: Cũng như nhiều dòng gỗ công nghiệp khác, sàn nhà là một trong ứng dụng gỗ HDF được ưa chuộng. Theo đó, sàn nhà sẽ lựa chọn cốt lõi là gỗ HDF, bề mặt sử dụng gỗ tự nhiên giúp mang đến khả năng chống thấm và chịu lực tốt. Ngoài ra, bề mặt là gỗ tự nhiên sẽ giúp sàn có vẻ đẹp sang trọng và tính thẩm mỹ cao hơn.
  • Tủ quần áo: Nguyên liệu làm tủ quần áo được nhiều khách hàng tìm kiếm đó là gỗ HDF. Bởi vừa đảm bảo chất lượng, độ bền cao và tính thẩm mỹ tốt.

Gỗ HDF giá bao nhiêu, có đắt không?

Dòng gỗ HDF thường được sản xuất từ bột gỗ của các loại cây như: cao su, thông, bạch đàn,... với tỷ trọng bột gỗ cao mang đến nhiều ưu điểm nổi bật. Chính vì thế, dòng gỗ ép HDF sẽ có mức giá thành cao hơn các loại gỗ công nghiệp thông thường như MDF và MFC.
HDF được ứng dụng ở đa số các công trình, dự án nhà cao cấp. Tùy theo mục đích sử dụng mà gỗ sẽ được phủ veneer, phủ melamine,...
Thông thường giá cốt gỗ HDF chưa phủ sẽ có mức giá dao động trong khoảng từ 200.000 đồng – 500.000 đồng căn cứ theo độ dày 8mm, 12mm, 15mm.

So sánh HDF và MDF

Thực tế, việc phân biệt 2 dòng gỗ HDF và MDF cũng khá khó khăn khi được đóng thành phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, việc lắp ray hoặc bản lề sẽ giúp bạn có thể quan sát và nhận biết 2 loại gỗ này.
Ngoài ra, để so sánh HDF và MDF, bạn có thể dựa theo những tiêu chí trong bảng dưới đây:
STT Tiêu chí HDF MDF
1 Thành phần cấu tạo Từ bột gỗ Sợi gỗ
2 Kích thước độ dày Kích thước độ dày bào gồm 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm Kích thước độ dày bào gồm 9mm, 12mm,15mm
3 Khả năng chống ẩm Tốt nhất Tốt
4 Mức giá gỗ Đắt nhất Bình thường
5 Tính an toàn Rất an toàn An toàn.
6 Ứng dụng Ứng dụng trong công trình xây dựng, trang trí nội – ngoại thất. Sản xuất đồ nội thất nhà ở, dùng trong trang trí nội thất.

HDF và MDF cái nào tốt hơn

Vì mật độ bột gỗ HDF có tỷ trọng cao hơn MDF nên dòng gỗ HDF được nhiều khách hàng đánh giá tốt và có độ bền hơn gỗ MDF. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn dòng gỗ phù hợp để phát huy hiệu quả những ưu điểm của từng loại gỗ.
Trên đây là tổng hợp thông tin chi tiết về dòng gỗ công nghiệp chất lượng HDF. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết của hoaphatnoithat.vn giúp bạn nắm được những kiến thức bổ ích về dòng gỗ HDF và lựa chọn được dòng gỗ phù hợp.

Bài viết khác

Hotline tphcm - hn
0